Image
Thông tin hội thảo

 Quyền con người là giá trị phổ quát, là giá trị chung, biểu hiện sự tiến bộ, văn minh nên tất cả các quốc gia, dân tộc đều có quyền thụ hưởng và được bảo đảm. Bảo vệ quyền con người là một quá trình. Nó phụ thuộc vào tổng thể nhiều điều kiện khác nhau (kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa…) trong đó pháp luật có vị trí, vai trò và tầm quan trọng hàng đầu. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có rất nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện khung pháp lý và xây dựng cơ chế bảo đảm quyền con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, việc phát huy đầy đủ vai trò quan trọng của pháp luật trong việc bảo vệ quyền con người và cơ chế bảo đảm cho các quy định đó được thực hiện trong thực tế vẫn còn những khó khăn, vướng mắc, bất cập. Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các thành tố quan trong như pháp luật hành chính, hình sự, dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự,… cũng như xây dựng và hoàn thiện các thiết chế bảo đảm quyền con người ở nước ta hiện nay là một yêu cầu cấp thiết. Trước bối cảnh đó, Trường tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Bảo đảm quyền con người bằng pháp luật Việt Nam”.

Thời gian tổ chức

Tháng 07/2024 (Dự kiến)

Địa điểm

Khu I, Trường Đại học Trà Vinh
(Số 126, Nguyễn Thiện Thành, Phường 5, TP. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh)

Hình thức

Trực tiếp

Thời gian nhận bài

- Tóm tắt: đến hết ngày 31/3/2024.
- Toàn văn Tham luận: đến hết ngày 02/5/2024.
Các bài tham luận được chọn sẽ được đăng trên kỷ yếu có chỉ số ISBN và thu phí đăng bài.
Tóm tắt, toàn văn Tham luận và mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua e-mail: khoaluattvu@gmail.com hoặc điện thoại: 0389 972 738 (Cô Nguyễn Thị Anh Thư)

Chủ đề tham luận

Lĩnh vực Luật Hiến pháp & Luật Hành chính:
1. Bảo đảm quyền con người theo quy định của Hiến pháp Việt Nam.
2. Pháp luật về áp dụng các biện pháp xử lý hành chính dưới góc độ bảo đảm quyền con người.
3. Hoàn thiện pháp luật về quyền khởi kiện vụ án hành chính.
4. Vai trò của tòa hành chính trong việc bảo đảm quyền con người.
5. Bảo đảm quyền con người theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
6. Bảo đảm quyền con người theo quy định của pháp luật về thi hành án hành chính.
7. Bảo đảm quyền con người theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
8. Bảo đảm quyền con người theo quy định của pháp luật về tố cáo.
9. Quyền tiếp cận thông tin trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
10. Bảo đảm quyền con người trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Lĩnh vực Luật Hình sự & Tố tụng hình sự:
1. Quyền con người trong pháp luật hình sự - từ góc độ cải cách tư pháp.
2. Bảo đảm quyền lợi của người phạm tội qua chế định xoá án tích trong luật hình sự.
3. Bảo đảm quyền của trẻ em trong luật hình sự.
4. Bảo đảm quyền con người qua chế định hình phạt trong luật hình sự.
5. Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự.
6. Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự.
7. Bảo đảm quyền lợi của người bị buộc tội trong pháp luật tố tụng hình sự.
9. Bảo đảm quyền của bị hại trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự.
10. Vai trò của Toà án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay.

Lĩnh vực Luật Dân sự & Tố tụng dân sự:
1. Đảm bảo quyền con người trong quan hệ hôn nhân và gia đình.
2. Đảm bảo quyền con người trong thực hiện quyền đối với quốc tịch của cá nhân.
3. Đảm bảo quyền con người trong thực hiện quyền mang thai hộ tại Việt Nam.
4. Đảm bảo quyền con người trong giao dịch dân sự.
5. Đảm bảo quyền của người chưa thành niên trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam.
6. Quyền con người trong bảo vệ quyền dân sự của phụ nữ.
7. Quyền con người trong bảo vệ quyền dân sự của người chưa thành niên.
8. Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam.
9. Bảo đảm quyền bí mật dữ liệu cá nhân trên không gian mạng.
10. Bảo đảm quyền của cá nhân đối với hình ảnh trên không gian mạng.

Lĩnh vực Luật Kinh tế & Quốc tế:
1. Đảm bảo quyền về việc làm – Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn tại Việt Nam.
2. Quyền của người lao động giúp việc nhà - Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn tại Việt Nam.
3. Các yếu tố bảo vệ quyền của nhà đầu tư tại Việt Nam.
4. Bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư khi chính sách pháp luật thay đổi.
5. Bảo vệ người tiêu dùng trong pháp luật quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam.
6. Pháp luật về quyền của lao động di cư.
7. Bằng sáng chế và quyền được tiếp cận thuốc.
8. Quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine và vấn đề bảo đảm sức khoẻ cộng đồng – Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn.
9. Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin và tự do ngôn luận trên không gian mạng – Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn.
10. Bảo đảm quyền của nông dân và người lao động làm việc ở khu vực nông thôn theo pháp luật quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam.

Yêu cầu, kết cấu và hình thức trình bày

Yêu cầu đối với tham luận
Bài viết tham dự Hội thảo là bài chưa gửi hoặc chưa công bố trên các sách, báo, tạp chí và các hội thảo khác.

Kết cấu tham luận
Tham luận gồm các nội dung sau:
- Tên tham luận (tiếng Việt và tiếng Anh).
- Tóm tắt (tiếng Việt và tiếng Anh
- Từ khóa (tiếng Việt và tiếng Anh)
- Đặt vấn đề.
- Nội dung/Kết quả nghiên cứu.
- Kết luận.
- Phụ lục (nếu có)
- Tài liệu tham khảo

Thư mời viết bài tham luận

Hình thức trình bày
- Bài viết phải được đánh máy, từ 8-15 trang, định dạng Word, phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 13, dãn dòng 1.5, sử dụng bảng mã Unicode, khổ giấy A4, canh lề trái 3 cm, lề phải, lề trên, lề dưới 2 cm.
- Tên tham luận: in hoa, đứng, đậm, cỡ chữ 14.
- Tóm tắt: in thường, nghiêng, cỡ chữ 13, không quá 300 từ
- Từ khóa: từ 3 đến 5 từ, cụm từ; in thường, nghiêng, cỡ chữ 13.
- Số thứ tự các mục, tiểu mục sử dụng số Ả - rập và trình bày đến tiểu mục cấp 3; Tên mục, tiểu mục:
+ Tên mục cấp 1: in hoa, đứng, đậm, cỡ chữ 13.
+ Tên tiểu mục cấp 2: in thường, đứng, đậm, cỡ chữ 13.
+ Tên tiểu mục cấp 3: in thường, nghiêng, cỡ chữ 13.
- Nội dung trong các mục, tiểu mục: in thường, đứng, cỡ chữ 13.
- Cuối bài viết, tác giả ghi rõ họ tên, chức danh khoa học, học vị (nếu có), cơ quan công tác, số điện thoại, email.
- Khi cần trích dẫn nguồn tài liệu: sử dụng foonotes.
- Hình thức trích dẫn và trình bày tài liệu tham khảo, bảng biểu, hình vẽ, phương trình (xem mục 1.3, mục 2 Phụ lục 7 quy định về Hình thức trình bày Luận văn thạc sĩ (ban hành kèm theo Quyết định số 5765/QĐ-ĐHTV ngày 25/10/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Trà Vinh) xem tại link sau (số thứ tự 28): https://tinyurl.com/bmsdh2024